Cử tri kiến nghị giảm mức đóng BHYT hộ gia đình, Bộ Y tế nói gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng BHYT là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở...
Bộ Y tế nhận được Công văn số 602/BDN của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trong đó có một số kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên (bao gồm cả ý kiến của cử tri tỉnh Thái Bình trước đây).
Theo đó, cử tri đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xem xét giảm mức đóng BHYT gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các hộ gia đình được tham gia mua BHYT , nhất là các hộ gia đình làm nông nghiệp sống ở vùng nông thôn.
Trả lời nội dung trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng BHYT là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân.
Với phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng tương đối đầy đủ, mức đóng BHYT hiện tại được đánh giá là tương đối thấp so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng.
Cùng đó, Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã quy định các mức đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Tại điểm e, khoản 1, Điều 7, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và khoản 11, Điều 1, Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật BHYT cũng đã quy định mức đóng BHYT đối với nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Ngoài ra, tại điểm b, khoản 3, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP đã quy định: Căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu và mức hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng không được hưởng mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Với phạm vi quyền lợi BHYT được hưởng tương đối đầy đủ, mức đóng BHYT hiện tại được đánh giá là tương đối thấp so với các nước có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tương đồng.
Vì vậy, Bộ Y tế mong cử tri thấu hiểu và ủng hộ chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia BHYT để bảo vệ tài chính khi ốm đau, bệnh tật.
- 10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
- Đã có hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết, nguy cơ bùng phát dịch ra sao?
- Cử tri kiến nghị giảm mức đóng BHYT hộ gia đình, Bộ Y tế nói gì?
- Sốc phản vệ do ong đốt, người phụ nữ nguy kịch
- Bộ Y tế yêu cầu thu hồi, tiêu huỷ 2 lô dầu gội đầu trị chấy chứa thuốc diệt côn trùng
- Bộ Y tế nói gì về kiến nghị mở rộng danh mục thuốc BHYT?
- Tên gọi mới của 26 bệnh viện đa khoa khu vực, huyện, thị xã, thành phố
- BỆNH VIỆN TRIỆU SƠN YÊU CẦU BÁO GIÁ VỀ VIỆC SỬA CHỮA DÂY NỘI SOI ĐẠI TRÀNG NĂM 2025
- BỆNH VIỆN TRIỆU SƠN YÊU CẦU BÁO GIÁ VỀ VIỆC CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG X-QUANG SỐ HÓA
- BỆNH VIỆN TRIỆU SƠN YÊU CẦU BÁO GIÁ VỀ VIỆC MUA VẬT TƯ Y CỤ BỔ SUNG LẦN 2 NĂM 2025