LỜI GIỚI THIỆU

Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn, tiền thân là Phòng Y tế bệnh xá Quán Giắt, được thành lập theo Quyết định số 184/TCDC ngày 29 tháng 01 năm 1965 trên cơ sở là Bệnh xá Quán Giắt thuộc Huyện Nông Cống cũ, dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của UBHC huyện Triệu Sơn và sự chỉ đạo trực tiếp của Ty y tế Thanh Hóa về nghiệp vụ chuyên môn. (Được Huyện Triệu Sơn công bố thành lập ngày 25/02/1965 tại Trường cấp II xã Minh Châu).Với nhiệm vụ là chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, theo Quyết định thành lập Huyện Triệu Sơn số 177-CP ngày 16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ (gồm 13 xã phía Nam huyện Thọ Xuân và 20 xã phía Bắc huyện Nông Cống).

Sau 28 năm hoạt động, ngày 29/7/1993 Bệnh viện được đổi tên thành Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn (gồm Phòng y tế, Bệnh viện đa khoa và Đội vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét), theo Quyết định số 905/QĐ-UBTH của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đến năm 2006, theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn được tách ra khỏi Trung tâm y tế huyện, theo Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 14/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn, với quy mô ban đầu 130 giường bệnh.

Trong suốt chiều dài lịch sử, với nửa thế kỷ đã đi qua (1965 – 2015), là cả một chặng đường đầy gian khổ, hi sinh. Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã và đang xây dựng khối đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực: phòng bệnh, khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thi đua phấn đấu thực hiện tốt thư Bác Hồ căn dặn “Lương y như từ mẫu”. Đóng góp xứng đáng công sức của mình, cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Triệu Sơn, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội.

 

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN

-------------------

Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn là cơ sở Khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và các ngành liên quan, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phù hợp, đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ:

1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh:

- Tiếp nhận tất cả các trường hợp nguời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

- Tổ chức giám định sức khỏe, giám định pháp y khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Tổ chức chuyển tuyến cho người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

2. Đào tạo cán bộ:

- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các Trường, lớp trung học y tế.

- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới, để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3. Nghiên cứu khoa học:

- Tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình y tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tể học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở.

- Nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị.

- Tổ chức chỉ đạo các Xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

5. Phòng bệnh:

- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

 

6. Hợp tác quốc tế:

- Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế y tế:

- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác.

- Tạo thêm nguồn kinh phí hợp pháp từ các dịch vụ y tế: Viện phí, BHYT, đầu tư của ngước ngoài và các tổ chức kinh tế.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí khám bện, chữa bệnh.

 I.                  GIAI ĐOẠN TỪ 1965 ĐẾN 1971:

Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn, tiền thân là Phòng Y tế bệnh xá Quán Giắt, được thành lập theo Quyết định số 184/TCDC ngày 29 tháng 01 năm 1965 trên cơ sở là Bệnh xá Quán Giắt thuộc Huyện Nông Cống cũ, dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của UBHC huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của Ty y tế Thanh Hóa về nghiệp vụ chuyên môn.

* Từ tháng 02/1965 đến tháng 4/1965:

Trưởng phòng kiêm Bệnh xá trưởng:          Y sỹ Trần Văn Trác

* Từ tháng 5/1965 đến năm tháng 6/1967:

Trưởng phòng y tế:        Y sỹ Lê Ngọc Thụ

Phó phòng y tế kiêm Bệnh viện trưởng:     Bác sỹ Lê Ngọc Quảng

* Từ tháng 7/1967 đến tháng 02/1971:

Trưởng phòng y tế kiêm Bệnh viện trưởng:          Bác sỹ Lê Ngọc Thụ

Bệnh viện phó là Đồng chí Vũ Văn Thược.

* Từ tháng 3/1971 đến tháng 12/1971

Bệnh viện trưởng: Đồng chí Lê Thị Như Năm

Với quy mô 50 giường bệnh, có nhiệm vụ:

- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh chống dịch, khám chữa bệnh, cấp cứu phòng không, dứt điểm 05 công trình.

- Thực hiện công tác khám bệnh, điều trị nội và ngoại trú cho cán bộ, công nhân, nhân dân trong huyện và những đơn vị ngoài huyện được Ủy ban hành chính tỉnh và Ty Y tế phân cấp.

- Hướng dẫn tổ chức nghiệp vụ chuyên môn cho các ban y tế xã, trạm y tế hộ sinh xã và vườn trẻ.

- Theo dõi thực hiện công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

- Thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo bổ túc cho cán bộ y tế, nữ hộ sinh xã và vệ sinh viên trong huyện.

- Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc phân phối, bảo quản sử dụng và chấp hành các quy chế về dược trong toàn huyện.

- Tuyên truyền nhân dân tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh.

- Quản lý thống kê số lượng, chất lượng cán bộ nhân viên về mọi mặt và toàn bộ tài sản trong phạm vi đơn vị theo sự ủy nhiệm của Ty y tế và UBHC huyện.

- Thực hiện phương châm khám chữa bệnh bằng Đông Tây y dược kết hợp, theo kế hoạch chung của UBHC tỉnh và Ty y tế.

Về tổ chức và biên chế nhân viên, gồm 02 bộ phận:

- Bộ phận công tác chuyên trách vệ sinh phòng bệnh, chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, cấp cứu phòng không và dứt điểm 05 công trình.

- Bộ phận chuyên trách công tác khám chữa bệnh điều trị và huấn luyện cán bộ.

+ Phòng y tế bệnh xá có một Trưởng phòng phụ trách chung, một phó phòng giúp việc.

Cơ sở vật chất lúc này rất nghèo nàn, nhà cửa bệnh viện chỉ bằng tranh, tre, nứa, lá, tường trát tôxi, dựng dưới hầm thùng. Tất cả mọi hoạt động đều dưới lòng đất, đi lại dưới hào giao thông đến các buồng bệnh. Phòng mổ dưới lòng đất, khi có cấp cứu cũng chỉ chập chờn với ánh sáng diamo quay tay và ánh đèn pin. Phòng trực, phòng bệnh nhân trong đêm chỉ le lói ánh đèn dầu bằng chai. Cán bộ ở nhà dân, trang thiết bị đơn giản, thiếu thốn và phải di chuyển nhiều địa điểm khác nhau như: di chuyển về Xã Nông Trường, Minh Châu, An Nông, Đồi Nhơm…, nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn của người chiến sỹ áo trắng, tập thể cán bộ nhân viên bệnh viện đã động viên nhau, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong giai đoạn này được sự quan tâm của Ty Y tế Thanh Hóa và UBND huyện Triệu Sơn đã cho Bệnh viện mở 02 lớp đào tạo cán bộ y tế tại chỗ: 01 lớp vệ sinh viên, 01 lớp y tá sơ cấp, để có đủ cán bộ y tế hoạt động từ đội sản xuất tới hợp tác xã, y tế xã.

- Công tác y tế được đẩy mạnh và rộng khắp tất cả các xã, xây dựng và cũng cố trạm y tế, vườn thuốc nam, thực hiện kết hợp đông tây y trong khám chữa bệnh.

- Công tác y tế dự phòng được tiến hành thường xuyên, phong trào thi đua 5 dứt điểm được đẩy mạnh, 3 công trình vệ sinh đã được xây dựng quy cách, các bệnh xã hội từng bước được đẩy lùi.

Từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta (nói chung), và nhân dân huyện Triệu Sơn (nói riêng), Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn, đã giải quyết tốt công tác cứu chữa thương bệnh binh và khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân của giặc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn được bổ sung, tăng cường để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của bệnh viện.

Các thế hệ Bệnh viện trưởng, Giám đốc kế tiếp nhau như: Y sỹ Trác, Bác sỹ Thụ, Y sỹ Năm, Bác sỹ Quảng, đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Một số thành tích đáng kể trong thời kỳ này:

- Trong công tác điều trị: Đã khám chữa bệnh, cấp cứu phòng không cho nhân dân đạt chất lượng và hiệu quả cao, được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen và nhiều giấy khen về công tác vệ sinh phòng bệnh, đã xây dựng và dứt điểm 05 công trình vệ sinh phòng bệnh, được đoàn kiểm tra chéo của Bộ Y tế công nhận là đơn vị khá trong toàn quốc và đón Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch vào thăm, đồng thời tổng kết công tác điều trị Lao toàn Miền Bắc và giới thiệu cho các Tỉnh tham quan về phong trào y tế của Huyện Triệu Sơn.

II.               GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 1979

Lãnh đạo bệnh viện giai đoạn này là:

* Từ năm 1972 đến năm 1975:

- Bệnh viện trưởng là: Y sỹ Lê Thị Như Năm

- Bệnh viện phó là: Đồng chí Vũ Văn Thược

- Bí thư chi bộ là: Đồng chí Lưu Thị Vân Anh

* Từ năm 1976 đến năm 1979:

- Giám đốc bệnh viện: Bác sỹ Trần Ngọc Dụ

- Phó giám đốc: Đồng chí Mai Bút Luyện (cán bộ Huyện ủy Triệu Sơn tăng cường).

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta vẫn còn gay go quyết liệt, nhưng đã giành thắng lợi hoàn toàn với đại thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, đưa non sông đất nước thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này, đơn vị chuyển đổi theo thời kỳ đổi mới của đất nước, được Nhà nước đầu tư kinh phí, nhân dân các xã đóng góp ngày công xây dựng mới 15 dãy nhà cấp 4B khang trang, sạch, đẹp ở phía Tây đồi Nhơm, với quy mô 100 giường bệnh.

          Giám đốc bệnh viện lúc này là Bác sỹ Trần Ngọc Dụ, đã cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên y tế luôn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong việc khám chữa bệnh, giải quyết tốt cấp cứu trong hai lĩnh vực nội và ngoại khoa, không ngừng nâng cao chất lượng điều trị và không để dịch bệnh xãy ra.

Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đại học ngày càng cao (15 đồng chí), cán bộ trung cấp chiếm tỉ lệ ngày càng tăng và luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận và đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Hàng năm, bệnh viện tiếp nhận và điều trị khỏi bệnh cho hàng ngàn lượt người; mổ cấp cứu hàng trăm ca; các quy chế về chuyên môn luôn được thực hiện nghiêm túc, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy đã đưa tỉ lệ tử vong xuống mức thấp nhất.

Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, công tác y tế dự phòng cũng được đẩy mạnh, công tác tiêm phòng bệnh được tiến hành thường xuyên, sâu rộng, từ đó đã quản lý và đẩy lùi được các bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó là hoàn thành công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; hệ thống trạm y tế 33 xã trong huyện đã khắc phục được những tồn tại, chăm sóc tốt sức khỏe cho người bệnh.

Năm 1975 ngành y tế huyện Triệu Sơn đã vinh dự được đón nhận lẵng hoa của Bác Tôn Đức Thắng về phong trào dân số - KHHGĐ. Giai đoạn này đơn vị đã được Bộ Y tế và UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đơn vị có 65 đồng chí được xét khen thưởng (trong đó có 21 đồng chí được Chính phủ tặng Huân chương kháng chiến từ hạng I đến hạng III, 44 đồng chí được tặng Huy chương kháng chiến); 06 xã trong huyện đạt danh hiệu tiên tiến về bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

III.           GIA ĐOẠN TỪ NĂM 1980 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1985

Lãnh đạo bệnh viện giai đoạn này là:

- Giám đốc:          Bác sỹ Mai Thanh Long

- Phó giám đốc:    Đồng chí Mai Bút Luyện

Trong bối cảnh toàn huyện Triệu Sơn đang phải chịu tổn thất nặng nề do thiên tai, bão lụt tàn phá, đời sống nhân dân khó khăn, vệ sinh môi trường không được đảm bảo, bệnh tật có điều kiện để nảy sinh và lan tràn. Y tế đứng trước những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người. Nhưng với quyết tâm cao, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn với những phong trào thi đua sôi nổi, phấn đấu làm theo lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, cán bộ công nhân viên chức đã làm việc với trách nhiệm cao, thương yêu người bệnh như người ruột thịt của mình. Giải quyết tốt cấp cứu, không để các tai biến xảy ra cho bệnh nhân do thầy thuốc thiếu tinh thần trách nhiệm. Các chỉ tiêu pháp lệnh được giao đều hoàn thành và có nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, như: số lượt người đến khám chữa bệnh, số lượt bệnh nhân vào điều trị nội trú… đều tăng cao.

Cơ sở vật chất của bệnh viện, trạm xá xã được sửa chữa, nâng cấp; đội ngũ thầy thuốc ngày càng đông thêm, trình độ chuyên môn được nâng cao, đã không ngừng nâng cao chất lượng khám và điều trị cho cán bộ, bộ đội và nhân dân trong toàn huyện.

Thường xuyên chú trọng công tác y tế dự phòng, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Hàng năm qua kiểm tra chéo của Sở Y tế Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn luôn được xếp vào loại Khá.

Tổng kết phong trào thi đua qua các năm có khoa Ngoại, khoa Cấp cứu, khoa Khám bệnh… trong bệnh viện đạt danh hiệu Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa; 20 cán bộ công nhân viên chức đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua, được Sở Y tế Thanh Hóa, UBND huyện Triệu Sơn tặng thưởng nhiều giấy khen.

IV.           GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 8 NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2005:

Giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ:

1.     Thời kỳ tháng 8/1985 đến tháng 4/1990:

Lãnh đạo bệnh viện thời kỳ này là:

- Giám đốc – Phó bí thư Đảng bộ:    Bác sỹ Nguyễn Văn Tố

- Phó giám đốc – Bí thư Đảng bộ:     Chuyên viên Hà Quang Luân

- Phó giám đốc – Đảng ủy viên:                  Bác sỹ Trịnh Đình Bính

Đây là thời kỳ mở đầu công cuộc đổi mới của huyện nhà. Tháng 9/1980 đại hội Đảng bộ huyện Triệu Sơn lần thứ X đã đánh giá đúng thực trạng kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và định ra chủ trương, giải pháp để triển khai công cuộc đổi mới, trong đó phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện, mở rộng, củng cố mạng lưới y tế, tăng cường công tác y tế dự phòng, chú trọng mở rộng trồng cây thuốc nam để kết hợp Đông – Tây y trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện thắng lợi cho công cuộc đổi mới của huyện Triệu Sơn.

Để khắc phục những khó khăn trong lĩnh vực y tế của huyện trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt là những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, UBND huyện Triệu Sơn đã tranh thủ sự viện trợ của tỉnh, trang cấp hàng UNICEF, dự án dân số kế hoạch hóa gia đình P14 cho bệnh viện huyện và các trạm y tế xã. Chính vì vậy, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 05 tuổi được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được quan tâm.

2.     Thời kỳ tháng 5/1990 đến tháng 6/2000:

Lãnh đạo bệnh viện thời kỳ này là:

- Giám đốc – Phó Bí thư Đảng bộ:    Bác sỹ Trịnh Đình Bính

- Phó giám đốc – Bí thư Đảng bộ:     Chuyên viên Hà Quang Luân

- Phó giám đốc                                  Bác sỹ Hà Văn Thương

Ngày 29/7/1993 Bệnh viện Triệu Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 905/UBTH, thành lập Trung tâm Y tế huyện Triệu Sơn trên cơ sở hợp nhất các tổ chức sự nghiệp Y tế hiện có của huyện, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, Sở Y tế quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đây cũng là thời kỳ huyện tiếp tục triển khai công cuộc đổi mới toàn diện, cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế xã hội đã được cải thiện, khắc phục được tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất.

Ở giai đoạn này thuốc men, dịch truyền phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân vẫn rất thiếu thốn. Bằng nguồn lực tự có và với trình độ chuyên môn của mình, khoa Dược của Bệnh viện đã cất – lọc đủ dịch truyền mặn, ngọt, nước cất tiêm, pha chế cồn sát khuẩn, đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh.

Được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn cùng với lãnh đạo ngành y tế, Bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới phòng khám đa khoa khu vực Khuyến Nông, Đà, Sim và xây dựng nhà dân số KHHGĐ kiên cố tại bệnh viện với tổng vốn đầu tư trên 1 tỉ 500 triệu đồng; nhà nội cán bộ với tổng số vốn 380 triệu đồng. Bệnh viện đã có 02 khu vực nhà cao tằng, với 200 giường bệnh bằng inox, đưa vào phục vụ điều trị nội trú cho bệnh nhân. Thiết bị y tế được tăng cường với 02 máy siêu âm phục vụ công tác khám chữa bệnh. Các trạm y tế xã được xây dựng nhà mái bằng kiên cố và tăng cường vốn tủ thuốc cho 12 trạm y tế xã bằng nguồn vốn của dự án Tầm nhìn thế giới; ngoài ra còn xây dựng được 444 giếng khoan cho phụ nữ nghèo; trang thiết bị y tế được dự án dân số - sức khỏe gia đình trang cấp với tổng số tiền là 1 tỉ 106 triệu đồng, gồm các loại máy: siêu âm, điện tâm đồ, máy xét nghiệm hiện đại …

Về nhân lực: đã được ngành cho biên chế 122 cán bộ; trong đó có 26 cán bộ trình độ đại học; 83 cán bộ trình độ trung học, phục vụ 130 giường bệnh nội trú.

Đội ngũ thầy thuốc được tăng cường về số lượng và chất lượng, thường xuyên gửi đi đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ năm 1996, cán bộ y tế xã đã được tuyển dụng và hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, đảm bảo cho mỗi Trạm y tế xã 04 cán bộ, chính vì vậy mà chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao.

Tổng số lượt khám bệnh trước năm 1993 chỉ đạt 40.000 lượt người bệnh/năm; chụp X-quang dưới 100 lần/năm, chưa có máy siêu âm, điện tim. Nhưng đến năm 1999, tổng số lượt khám bệnh đạt trên 161.000 lượt người bệnh/năm (gấp 4 lần so với năm 1993), người bệnh vào điều trị nội trú trên 5.700 lượt người/năm, chụp X-quang trên 705 lượt người/năm, siêu âm được trên 2.000 lượt người.

Công tác phòng bệnh đã được triển khai và thực hiện tốt các mục tiêu y tế quốc gia, loại trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường được đảm bảo, trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh từ 4.000 đến 6.000 trẻ/năm.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, nhờ đó đã hạ tỉ lệ tăng dân số của huyện nhà từ 1,25% xuống còn 0,83%, số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván theo lịch đạt trên 3.000 lượt người/năm.

Tổng kết phong trào thi đua khen thưởng của thời kỳ này có 01 tập thể Trạm y tế xã Minh Dân và 01 cá nhân (Y sỹ Nguyễn Thanh Bình) được Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình. Hàng chục lần tập thể và cá nhân được Bộ Y tế, UBND tỉnh tặng Bằng khen, hàng trăm lần được Sở Y tế, UBND huyện tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác y tế hàng năm.

3.     Thời kỳ tháng 7/2000 đến 2005:

Lãnh đạo Trung tâm y tế thời kỳ này là:

- Giám đốc - Phó Bí thư Đảng bộ:     Bác sỹ Đỗ Minh Tuấn  

- Phó giám đốc - Bí thư Đảng bộ:      Bác sỹ Lê Quang Trung

- Phó giám đốc – Đảng ủy viên                   Bác sỹ Đỗ Trọng Lân

          Trong thời kỳ này, lực lượng cán bộ của đơn vị đã có nhiều thay đổi, số cán bộ đủ tuổi về nghỉ chế độ tương đối nhiều, thay vào đó là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

          * Về nhân lực:

- Biên chế cán bộ của đơn vị năm 1999 là 122 đồng chí, đến năm 2004 là 140 đồng chí (19 cán bộ hợp đồng). Cán bộ có trình độ đại học là 28 đồng chí, trung học là 101 đồng chí, làm việc ở 11 khoa, phòng và 02 đội y tế dự phòng và đội Bảo vệ bà mẹ, trẻ em – kế hoạch hóa gia đình.

          - Mỗi năm có hàng trăm lượt cán bộ được bổ túc chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ, số cán bộ đã và đang được đào tạo có trình độ đại học, sau đại học ngày càng tăng. Năm 1993 mới có 01 bác sỹ CKI, đến năm 2004 đã có 07 Bs CKI, 01 cao học và 07 bác sỹ chuyên tu đang theo học ở các trường đại học y trong cả nước.

          * Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:

          - Những dãy nhà cấp 4B dần được thay mới bằng dãy nhà cao tầng, với tổng số vốn đầu tư là 4 tỉ 279 triệu đồng, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nội trú tại bệnh viện. Hệ thống cấp nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng tương đối hiện đại, đảm bảo nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho bệnh nhân cũng như CBVC lao động; hệ thống thoát nước thải, khuôn viên bệnh viện được chỉnh trang xây tường rào bao quanh. Đường đi, lối lại từ cổng chính trở vào được bê tông hóa tạo nên khuôn viên sạch đẹp.

          - Trang thiết bị y tế đã được tăng cường đầu tư thêm như: Máy x – quang hiện đại cả sóng hiệu SINASU của Nhật Bản, máy siêu âm, máy điện tâm đồ 3 cần, máy thở MONAL D2, máy xét nghiệm …, giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh, công tác phẫu thuật được mở rộng và an toàn hơn. Ở khu vực cấp cứu trung tâm được trang bị thêm máy thở chỉ huy, máy tạo oxy, màn hình Monitor theo dõi chỉ số sinh tồn, tạo điều kiện cứu sống nhiều ca bệnh nhân nặng, bệnh hiểm nghèo.

          - Từ năm 1999 đến 2004, tại Trung tâm y tế đã triển khai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, theo quy định của Chính phủ ban hành tại Nghị định số 70/1998/NĐ-CP và Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của bệnh viện theo Quyết định số 3649/1999/QĐ-BYT ngày 12/11/1999 của Bộ Y tế. Các đoàn thể quần chúng, các hội nghề nghiệp được củng cố và hoạt động có hiệu quả, hàng năm đơn vị đều hưởng ứng và tham gia các phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, tìm hiểu kiến thức về bộ Luật lao động sửa đổi và cuộc vận động vì sự tiến bộ của phụ nữ, qua đó đã có nhiều giải thưởng, bổ sung thêm kiến thức trong thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị.

          - Năm 2003, Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn được Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn ra quyết định công nhận cơ quan có nếp sống văn hóa cấp huyện.

          - Trong công tác chuyên môn: Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Từ năm 1986 đến năm 2004, qua công tác kiểm tra, đánh giá của Sở Y tế đơn vị luôn được xếp vào loại Khá.

- Đặc biệt trong năm 2004 Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn được xếp vào loại xuất sắc toàn diện, do đạt được những thành tích xuất sắc:

Tổng số khám bệnh thực hiện được: 217.219 lượt người, so với năm 2000 thực hiện 186.874 lượt người, vượt 46% so với kế hoạch được giao.

Tổng số bệnh nhân vào điều trị thực hiện 7840 lượt người, so với năm 2000 thực hiện 5910 lượt người, vượt 28% so với kế hoạch giao.

Số ca phẫu thuật thực hiện được là 435 ca, so với năm 2000 thực hiện được 259 ca, vượt 22% so với kế hoạch giao.

Số lần chụp X-quang thực hiện được là 3242 lượt, so với năm 2000 thực hiện được 1201, vượt 2041 lượt.

Số lần siêu âm chẩn đoán bệnh thực hiện được là 3005 lượt, so với năm 2000 thực hiện được 1872 lượt, vượt 1163 lượt.

Số tiêu bản xét nghiệm thực hiện được là 61.020 tiêu bản, so với năm 2000 thực hiện được 48.832 tiêu bản, vượt 12.188 tiêu bản.

- Công tác y tế dự phòng xếp loại tốt.

- Công tác bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, qua kiểm tra đánh giá của Sở Y tế xếp loại A.

* Về phong trào thi đua: Trong giai đoạn này Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn đã được 02 lần UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen, 04 lần UBND huyện Triệu Sơn tặng giấy khen và có 39 cán bộ viên chức được Bộ Y tế tặng huy chương “Vì sức khỏe nhân dân”. Nhiều năm liền Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc của ngành y tế tỉnh nhà.

* Đối với hoạt động của y tế tuyến xã, thị trấn: Nhân lực hiện có là 152 cán bộ hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, trong đó có 15 cán bộ là bác sỹ, 137 cán bộ có trình độ trung học. Hiện nay đang có 23 cán bộ đang đi học bác sỹ chuyên tu, đến năm 2008 sẽ đảm bảo cho mỗi trạm y tế có 01 bác sỹ công tác.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế xã, thị trấn: Đã được dự án dân số - sức khỏe gia đình đầu tư trên 03 tỉ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết thị y tế, phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân của 36 xã, thị trấn.

* Trong công tác y tế dự phòng: Đã làm tốt chức năng phòng bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thực hiện các mục tiêu y tế Quốc gia ngày càng hiệu quả hơn.

- Đặc biệt từ năm 2002 đến năm 2005, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế, của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể từ huyện đến xã.

- Kết quả: Đã có 15 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, xếp hàng thứ hai trong toàn tỉnh. Công tác xã hội hóa y tế rộng khắp trên toàn huyện và hiệu quả ngày càng cao.

Sau 40 năm từ 1965 đến 2005, được sự quan tâm giúp đỡ của ngành y tế tỉnh nhà, của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn, được sự đùm bọc, cảm thông và sẻ chia của người bệnh, đã làm cho cán bộ ngành y tế thêm yêu nghề, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã và đang đóng góp xứng đáng công sức của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

V.               GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2015:

Giai đoạn này được chia làm 2 thời kỳ:

1. Thời kỳ từ năm 2006 đến tháng 6/2012:

Lãnh đạo bệnh viện thời kỳ này là:

- Giám đốc:                    Bác sỹ Đỗ Minh Tuấn   - Phó Bí thư Đảng bộ

- Phó giám đốc:    Bác sỹ Lê Trọng Bá       - Bí thư Đảng bộ

                             Bác sỹ Nguyễn Văn Tú

Ngày 14/3/2006 Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm y tế huyện Triệu Sơn, theo Quyết định số 660/2006/QĐ-UBND ngày 14/3/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, với quy mô 130 giường bệnh.

* Về nhân lực:

- Năm 2006: có 102 cán bộ, với 10 khoa, phòng.

Về trình độ nguồn nhân lực:

Bác sỹ CKI: 06;    Bác sỹ: 10;  Dược sỹ đại học: 02;      Y sỹ cao đẳng: 04;

Y sỹ trung học: 28;        Dược sỹ trung học: 05;  Dược tá: 01;

Điều dưỡng viên cao đẳng: 01;          Điều dưỡng viên trung học: 26;                 

KTV: 01;    Hộ sinh trung học: 06;   Cán bộ khác: 12.

- Đến năm 2012: Nhân lực được nâng lên 165 cán bộ theo định biên của Sở Y tế Thanh Hóa.

Về trình độ nguồn nhân lực:

Bác sỹ CKII: 01;            Bác sỹ CKI: 11;             Thạc sỹ y: 01      

Bác sỹ: 18;                     Dược sỹ đại học: 02;      Dược sỹ trung học: 07;

Y sỹ cao đẳng: 02;                   Y sỹ trung học: 33;        KTV y: 01;

Cử nhân điều dưỡng: 02           Điều dưỡng cao đẳng: 12;       

Điều dưỡng trung học: 31;       Hộ sinh trung học: 09;   Cán bộ khác: 35.

Chỉ tiêu giường bệnh được giao là 150 giường, đơn vị thực kê là 252 giường.

Bệnh viện đã thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến và phát triển mới 60 thủ thuật, kỹ thuật của bệnh viện hạng II, hạng I như: Mổ sỏi mật, sỏi tiết niệu, mổ lấy thai lần 2, lần 3; cắt tử cung toàn phần qua đường âm đạo…, mổ nọi soi ruột thừa, chửa ngoài tử cung …

* Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn qua các năm:

- Năm 2006:                   vượt 115% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2007:                   vượt 119% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2008:                   vượt 130% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2009:                   vượt 161% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2010:                   vượt 170% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2011:                   vượt 171% kế hoạch Sở Y tế giao

* Đầu tư xây dựng cơ bản:

Bằng nguồn vốn đầu tư của Trái phiếu Chính phủ 10 tỉ đồng, nguồn vốn của Tỉnh 1,7 tỉ đồng, huyện hổ trợ 800 triệu đồng, Bệnh viện đã xây dựng khoa Truyền nhiễm, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, khu xử lý chất thải rắn y tế, hệ thống kênh thoát nước bệnh viện …

- Năm 2008 xây dựng xong đường điện ưu tiên cho bệnh viện với số vốn 500 triệu đồng và xây dựng hệ thống nước sạch sinh hoạt trên 1 tỉ đồng phục vụ người bệnh.

- Năm 2009 xây dựng khoa Truyền nhiễm trị giá 2,5 tỉ đồng. Nhà giặt là hấp sấy trị giá 972 triệu đồng.

- Năm 2010 xây dựng cải tạo nhà khoa Đông y, nhà TDTT, khuôn viên cây xanh trị giá 1 tỉ đồng.

* Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế:

Để nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị bệnh như: máy xét nghiệm huyết học tự động, máy nội soi tiêu hóa, máy nội soi TMH, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm nước tiểu, máy điện não đồ, máy siêu âm màu 4D…

* Công tác thi đua khen thưởng:

- Năm 2006:         Bệnh viện được Sở Y tế xếp loại Khá

- Năm 2007:         Bệnh viện được Sở Y tế xếp loại Tốt

- Năm 2008:         Bệnh viện được Sở Y tế xếp loại Tốt

- Năm 2009:         Bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đạt danh hiệu “Xuất sắc toàn diện” và

- Năm 2010:         Bệnh viện đạt tiêu chuẩn “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen.

- Năm 2011:         Bệnh viện đạt tiêu chuẩn “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”, được Bộ Y tế tặng bằng khen.

2. Thời kỳ từ tháng 7/2012 đến 2015:

Lãnh đạo bệnh viện thời kỳ này là:

- Giám đốc:           Bác sỹ Lê Quang Trung - Bí thư Đảng bộ

- Phó giám đốc:    Bác sỹ Nguyễn Văn Tú  - Phó Bí thư Đảng bộ- Chủ tịch Công đoàn cơ sở

                                            Thạc sỹ Hà Xuân Tịnh  - Đảng ủy viên

                                      
                             

GIÁM ĐỐC

Bs CKII: Lê Quang Trung

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bs CKI: Nguyễn Văn Tú

PHÓ GIÁM ĐỐC

Ths: Hà Xuân Tịnh

 

* Về nhân lực cuối năm 2012:  Có 165 cán bộ, trong đó:

Về trình độ nguồn nhân lực:

Bác sỹ CKII: 02;            Bác sỹ CKI: 10;             Thạc sỹ y: 01      

Bác sỹ: 18;                     Dược sỹ đại học: 02;      Dược sỹ trung học: 07;

Y sỹ cao đẳng: 02;                   Y sỹ trung học: 33;        KTV y: 01;

Cử nhân điều dưỡng: 02 Điều dưỡng cao đẳng: 12;       

Điều dưỡng trung học: 31;       Hộ sinh trung học: 09;

Cán bộ khác: 35

- Đến cuối năm 2014:  Có 188 cán bộ, trong đó:

Bác sỹ CKII: 02             Bác sỹ CKI: 08;    Thạc sỹ: 01;                   Bác sỹ: 23;

Dược sỹ đại học: 02;      Cử nhân điều dưỡng: 04;                   Đại học khác: 10;

Y sỹ cao đẳng: 04;                   Y sỹ trung học: 17;        Dược sỹ trung học: 06;

Điều dưỡng viên cao đẳng: 42;                    Điều dưỡng viên trung học: 13;        

KTV cao đẳng: 04;                  KTV trung học: 05;

Hộ sinh trung học: 04;   Cán bộ khác: 35.

Bệnh viện được bố trí với 04 phòng chức năng và 13 khoa lâm sàng, cận lâm sàng trực tiếp phục vụ, khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Chỉ tiêu giường bệnh đơn vị thực kê so với Sở Y tế giao là 305/150 giường.

Trong giai đoạn này, bệnh viện phát triển thêm một số kỹ thuật, thủ thuật mới với 308 kỹ thuật phục vụ người bệnh, điển hình là:

- Phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo ngoài phúc mạc

- Phẫu thuật trĩ vành khăn

- Phẫu thuật cắt túi mật

- Phẫu thuật nối niệu đạo trước

- Phẫu thuật cấp cứu vỡ bàng quang

- Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng láy dị vật cầm máu

- Gây tê tủy sống phẫu thuật ổ bụng và chi dưới

- Phẫu thuật nội soi cắt, bóc u nang buồng trứng

- Phẫu thuật cắt ruột thừa viêm nội soi

- Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần và bán phần qu đường âm đạo…

 

Phẫu thuật nội soi tại BVĐK huyện Triệu Sơn

Bệnh viện đã xin được chủ trương và mở rộng diện tích khuôn viên về phía Tây – Bắc với diện tích thêm khoảng 8000 m2; xây dựng mới cổng chính bệnh viện 170 triệu đồng; xây dựng hệ thống xử lý nước thải lỏng y tế trên 10 tỉ đồng.

Cổng chính bệnh viện (Hoàn thành tháng 7 năm 2014)

 

* Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn:

- Năm 2012:                   vượt 176% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2013:         vượt 170,1% kế hoạch Sở Y tế giao

- Năm 2014:                   vượt 145% kế hoạch Sở Y tế giao

* Công tác thi đua – khen thưởng:

- Năm 2013: Được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen; Được Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tặng Giấy khen.

- Năm 2014: Đơn vị đã được Liên đoàn lao động Tỉnh Thanh Hóa công nhận cơ quan đạt chuẩn văn hóa. Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị đang đề nghị Sở y tế Thanh Hóa tặng giấy khen.

Trong thời kỳ này, cùng với việc thực hiện tốt quy chế chuyên môn, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn chú trọng nhiều hơn tới công tác ứng xử, đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, quản lý bệnh viện trên hệ thống camera giám sát an ninh, an toàn cơ quan. Chính vì vậy, đã và đang từng bước đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh.

Bệnh viện đã tập trung lãnh đạo đơn vị triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Nâng cao y đức và chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Kế hoạch số 2490/KH-SYT ngày 27/12/2013 của Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa về việc Triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của ngành y tế Thanh Hóa; Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo chuyên đề hàng năm.  Từng cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đăng ký những việc làm cụ thể theo tấm gương, đạo đức của Bác. Đảng bộ đã xây dựng được chuẩn mực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen cho Đảng bộ và 01 cá nhân do có nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; được UBND huyện Triệu Sơn tặng giấy khen cho 01 cá nhân. Đơn vị biểu dương, khen thưởng cho 05 tập thể khoa, phòng và 07 cá nhân do lập nhiều thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Kiểm tra toàn diện và triệt để hồ sơ bệnh án, đơn thuốc điều trị ngoại trú bệnh nhân BHYT theo Công văn số 2011/VPCP-KTTH ngày 26/3/2014 của Văn phòng Chính phủ, để phục vụ cho công tác giám định chi phí KCB BHYT tập trung theo tỉ lệ của cơ quan BHXH.

Công tác KCB không ngừng được nâng cao cả về thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và chất lượng điều trị: Cải tiến quy trình KCB, lắp đặt phần mềm quản lý bệnh viện, đăng ký khám bệnh bằng bấm số tự động, đưa công nghệ thông tin đến từng khoa, phòng, bàn khám. Đặc biệt đã và đang triển khai thành công các kỹ thuật, thủ thuật vượt tuyến được Sở Y tế phê duyệt.
 

VI.               GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY:

- Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn gồm 01 giám đốc, 03 phó giám đốc, với 04 phòng chức năng và 13 khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng trực tiếp phục vụ người bệnh.



                                                 GIÁM ĐỐC
                                   Bs CKII: Nguyễn Ngọc Hân

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bs CKII: Lê Văn Trung

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bs CKI: Phạm Minh Tuấn

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bs.Ths: Hà Xuân Tịnh



* Về nhân lực: Toàn bệnh viện đến năm 2020 có 230 CBCC-VC lao động (trong đó có 22 cán bộ HĐLĐ chuyên môn) được phân bổ như sau:

TT

Chủng loại

Số lượng



1

Bác sĩ

64



Bs CKII

2



Bs CKI

14



Ths

2



Bác sĩ

50


2

Dược sĩ

11



Ds CKI

1



Ds ĐH

3



Ds hạng IV

7


3

Y sĩ TH

1


4

Điều dưỡng

108



Điều dưỡng hạng III (Đại học)

12



Điều dưỡng hạng IV

96


5

Kỹ thuật y

10



Kỹ thuật y hạng III (Đại học)

3



Kỹ thuật y hạng IV

7


6

Hộ sinh hạng IV

5


7

Quản lý hành chính

17


 

7.1

 

Kế toán

13



Thạc sĩ

1



Cử nhân

11



Cao đẳng

1


 

7.2

 

Chuyên viên

4



Cử nhân tin học

2



Cử nhân Luật

1



Nhân viên kỹ thuật

1


8

Hộ lý

2


9

HĐ 68/2000/NĐ-CP

12



Hộ lý

8



Lái xe

1



Nhân viên kỹ thuật

3



Cộng:

230




- Cơ sở vật chất của Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn được xây dựng từ những năm 1972, trong những năm gần đây, bằng các nguồn vốn đầu tư của nhà nước và quốc tế, một số công trình được cải tạo, xây dựng mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ:

+ Thuận lợi:

- Về nhân lực: Năm 2019 đã tuyển dụng 02 đợt được 83 viên chức và HĐLĐ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

Dự án chăm sóc sức khỏe ban đầu về nhi khoa do Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn triển khai tại Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã đi vào hoạt động từ tháng 02/2019, Bệnh viện luôn có 02 bác sĩ nội trú của Bệnh viện Nhi trung ương luân phiên công tác, làm việc tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc về nhi khoa trên địa bàn huyện.

- Năm 2019, Bộ Y tế đã công bố quyết định phê duyệt Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn trở thành Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đại học y Hà Nội, mở ra một trang mới về phát triển nền y tế ở bệnh viện tuyến huyện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật từ tuyến trên.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Dự án đầu tư trang thiết bị y tế của UBND tỉnh Thanh Hóa từ nguồn vốn ngân sách tỉnh trị giá 34 tỉ đồng được bàn giao, nhiều thiết bị y tế hiện đại được đưa vào sử dụng, khai thác phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

Tháng 10 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thông qua Nghị quyết về việc hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn, theo đó trong giai đoạn 2019 – 2021 Bệnh viện sẽ được đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng với nguồn vốn trên 100 tỉ đồng.

Đồng thời ngay từ đầu năm 2020 nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, viên chức lao động đã được cán bộ quyết nghị những vấn đề trọng tâm cho hoạt động của bệnh viện năm 2020.

Có sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế Thanh Hóa, của Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn.

Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Đảng, chính quyền và các cơ quan đoàn thể.

Có sự vươn lên, khắc phục khó khăn của toàn thể CBCC-VC lao động trong đơn vị.

+ Khó khăn:

Sự quá tải của người bệnh đến khám chữa bệnh diễn ra thường xuyên, liên tục, đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và sau đại học còn thấp, đặc biệt là còn thiếu các cán bộ có chuyên khoa sâu, chuyên khoa sau đại học, chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ bác sĩ về làm việc lâu dài tại đơn vị.

Cơ sở vật chất mặc dù đã được nâng cấp, song so với nhu cầu của người bệnh vẫn còn thiếu.

Đời sống CBCC-VC lao động còn gặp nhiều khó khăn, Nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng để cải thiện đời sống cho CBCC-VC ngành y tế. Đặc biệt từ khi có Nghị định 10/NĐ-CP, nay là Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đời sống cán bộ y tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn, phát huy sức mạnh nội lực, chủ động trong công tác của toàn thể cán bộ công chức, viên chức, lao động toàn đơn vị. Đồng thời được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Triệu Sơn, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chức năng, nhiệm vụ được giao: Khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh theo các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành, là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế, là nơi thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân.

 

THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:

 

1. Thành tích đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã xây dựng được hệ thống chính trị gồm: Đảng, chính quyền, công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công, hội cựu chiến binh … đủ sức để lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Phát huy thành tích đã đạt được qua các năm và căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh được giao trong năm 2020, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã lựa chọn ưu tiên, đề ra những giải pháp phù hợp đáp ứng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng cao. Việc tổ chức tiếp đón người bệnh, các thủ tục hành chính từng bước được cải tiến, đã giảm tải được ùn tắc ở khoa Khám bệnh... người bệnh đến bất kỳ lúc nào cúng được cán bộ y tế tiếp đón, thăm khám và xử trí kịp thời. Bệnh nhân vào viện, ra viện các thủ tục hành chính được giải quyết kịp thời, nhanh gọn, giảm thời gian chờ đợi. Việc khám, cấp thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân BHYT đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhanh chóng hơn, chất lượng hơn. Hàng tuần đơn vị thành lập đoàn kiểm tra các khoa, phòng về thực hiện quy chế bệnh viện, qua kiểm tra có nhiều khoa thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nhưng đồng thời cúng tìm ra những sai sót, tồn tại cần khắc phục, chấn chỉnh ngay, đáp ứng được công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Năm 2020 việc cho thuốc đã tương đối phù hợp với chẩn đoán, quy chế hồ sơ bệnh án đã có nhiều tiến bộ, quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được thực hiện một cách nghiêm ngặt, quy chế chăm sóc người bệnh theo Thông tư 07/2011/TT-BYT của Bộ Y tế đã được triển khai và tổ chức thực hiện rộng khắp toàn viện, đặc biệt đối với bệnh nhân nặng đã được chăm sóc đúng quy trình của chăm sóc toàn diện.

- Năm 2020, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã khắc phục mọi khó khăn, những hạn chế, yếu kém của ngành y tế còn tồn tại ở đơn vị, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có đủ các chuyên khoa để khám chữa bệnh, thực hiện tốt một số kỹ thuật vượt tuyến trong các lĩnh vực Ngoại khoa, Sản khoa, Nội khoa.

- Công tác phòng, chống dịch Covid-19: Đơn vị đã phát động và thực hiện tốt phong trào thi đua “Ngành y tế chung tay phòng chống dịch Covid – 19”: Bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch; tổ chức các lớp tập huấn về giám sát, phát hiện, các biện pháp phòng chống dịch, thành lập khu vực cách lý y tế sẵn sàng tiếp nhận, cách ly sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch, điều trị các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm trong bệnh viện. Kịp thời cập nhật thông tin truyền thông về tình hình dịch bệnh trên thế giới và nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch để người dân không hoang mang, lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Đảm bảo trang thiết bị y tế, hóa chất, thuốc điều trị, thuốc kháng vi rút, khẩu trang kháng khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay phục vụ công tác phòng chống dịch. Thiết lập, duy trì các đội đáp ứng nhanh (RRT), các đội cấp cứu lưu động ở đơn vị sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu, đáp ứng với dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Qua kiểm tra đánh giá của Sở Y tế theo Bộ tiêu chí, Bệnh viện đa khoa Triệu Sơn đạt Bệnh viện an toàn trong phòng chống dịch Covid-19. Sơ kết phong trào thi đua phòng chống dịch Covid-19 Bệnh viện đã có 01 tập thể và 03 cá nhân được Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa tặng giấy khen.

- Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện xây dựng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Tiệt khuẩn dụng cụ đúng quy trình, đủ thời gian, đảm bảo vô khuẩn trong phẫu thuật, thủ thuật, quy nuôi cấy vi khuẩn dụng cụ đạt tiêu chuẩn 100%. Việc phân loại, thu gom rác, chất thải y tế xử lý tại lò đốt công nghệ cao và vận chuyển đến khu vực tập trung hợp vệ sinh, thực hiện tốt Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế và Luật Bảo vệ môi trường, định kỳ có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Trong năm 2020, Bệnh viện đa khoa huyện Triệu Sơn đã thực hiện nghiêm túc 10 cam kết đã ký với Giám đốc Sở Y tế, đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết và triển khai các kỹ thuật mới đạt kết quả.

 - Các hoạt động chính đã thực hiện trong năm thực hiện Chỉ thị 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế: 100% cán bộ viên chức, người lao động, hợp đồng thuê ngoài ký cam kết với Giám đốc Bệnh viện về giảm thiểu chất thải nhựa và thực hiện theo quy định.

- Viên chức, người lao động trong đơn vị luôn trách nhiệm với công việc, thi đua lập nhiều thành tích vì sự nghiệp y tế của huyện nhà.

*        *

*

Thay mặt cho tập thể các cán bộ y tế Bệnh viện, chúng tôi trân trọng những ý kiến đóng góp xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp, người bệnh và nhân dân gần xa. Để không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, xứng đáng với sự mong đợi của nhân dân.