THỜI TIẾT LẠNH, NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP CẦN LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT CƠN ĐAU
Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
- Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu…
- Khi thời tiết chuyển lạnh, người bệnh cần luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vùng khớp bị chấn thương hoặc có bệnh viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cần tắm với nước ấm, mặc nhiều lớp quần áo, sử dụng chăn điện vào ban đêm và các thiết bị làm ấm trong nhà. Ở những khớp đau, người bệnh có thể sử dụng một miếng đệm ấm để làm dịu cơn đau.
- Người có bệnh khớp nói chung, viêm khớp nói riêng nên tránh mang vác vật nặng, duy trì hoạt động thể chất để giảm cân. Như vậy, khớp không phải chịu sức nặng, giảm tải, từ đó giảm đau đớn.
- Cần duy trì chế độ tập luyện và cân bằng trọng lượng cơ thể kể cả mùa lạnh mà có thể lựa chọn các bài tập cho phù hợp như: yoga, đi bộ, đạp xe để tăng sức mạnh cho xương khớp, tim mạch. Người bệnh không nên làm nặng, ngồi xổm, quỳ gối, mang vác vật nặng... để tránh bị đau khi chuyển mùa.
- Đối với dinh dưỡng mùa lạnh người bệnh cũng cần phải chú ý, hạn chế sử dụng những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt từ mỡ động vật và bổ sung dầu thực vật, omega 3 và dầu cá.
- Cần tăng cường rau xanh là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay bị bệnh. Vì rau xanh, quả chín cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa như vitamin và hỗ trợ tế bào tránh được những tổn thương. Đặc biệt, trong các loại rau xanh tự nhiên có thành phần sẽ làm chậm quá trình tổn thương xương khớp, ngăn chặn phản ứng viêm.
- Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế đường trong ăn uống hàng ngày, đọc kỹ nhãn thực phẩm và kiểm tra nhãn dinh dưỡng, bạn có thể theo dõi lượng đường, muối trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu có thể áp dụng các biện pháp xoa bóp, Massage, chườm ấm,…sẽ có tác dụng làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như tiến triển bệnh nguy hiểm hơn và giảm đau nhức xương khớp.
- Chăm sóc sức khỏe cho người bệnh bị viêm phổi
- THỜI TIẾT LẠNH, NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP CẦN LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT CƠN ĐAU
- Bệnh viện đa khoa Triệu Sơn thực hiện công văn số 5938/SYT-VP V/v sử dụng bộ tài liệu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền Đề án 06
- Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh?
- BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD)
- Thói quen khiến bạn nhanh già, lão hóa sớm
- Mùa hanh khô phòng viêm mũi dị ứng tái phát
- Đề phòng tăng huyết áp gây đột quỵ
- NGUY HIỂM KHÓ LƯỜNG KHI TIÊM KHỚP KHÔNG AN TOÀN
- Bão số 4 sắp xuất hiện trên Biển Đông chỉ là tin giả