Các triệu chứng rối loạn tâm thần do 'nghiện' mạng xã hội

Đăng lúc: 16:08:08 17/06/2022 (GMT+7)

Rối loạn tâm thần do internet - mạng xã hội gây ra bao gồm "nghiện" game online, "nghiện" mạng xã hội. Số "nghiện" này chiếm khoảng 10% số thanh thiếu niên từ 15 đến 30 tuổi.

Những người chơi game online hoặc vào mạng xã hội trên 2 giờ mỗi ngày, kéo dài theo tháng, năm được coi là "nghiện"mạng xã hội. Có 2 nhóm triệu chứng là giống nghiện ma túy và triệu chứng giống trầm cảm.

1. Nhóm triệu chứng rối loạn tâm thần giống nghiện ma túy

- Thèm chơi game. Người nghiện tỏ ra quan tâm quá mức tới game online (hoặc mạng xã hội) khi phải xa máy tính, smart phone. Họ luôn thèm muốn được vào lại, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác.

- Chơi game, vào mạng liên tục không nghỉ trong nhiều giờ. Họ tiêu tốn rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình tivi hoặc máy tính để chơi game. Họ có thể bào chữa về việc vào mạng là để làm việc, tìm thông tin, đọc thư điện tử, có thể nói dối.

 

- Không kiểm soát được thời gian trên máy tính. Họ dự định online trong 15-20 phút, nhưng họ không thể ngừng lại như dự kiến mà sử dụng liên tục trong nhiều giờ.

- Bỏ bê các công việc khác. Người nghiện game không học bài, không làm bài tập, không hoàn thành công việc ở cơ quan và ở nhà. Các trường hợp nặng, họ sẽ bỏ qua cả việc vệ sinh cá nhân và không chịu tắm rửa.

Những người chơi game  game online hoặc vào mạng xã hội trên 2 giờ mỗi ngày, kéo dài theo tháng, năm  được coi là "nghiện"mạng xã hội.

Những người chơi game game online hoặc vào mạng xã hội trên 2 giờ mỗi ngày, kéo dài theo tháng, năm được coi là "nghiện"mạng xã hội.

- Che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu.

- Người nghiện tự dùng thuốc để điều trị cho mình chứ không báo cho gia đình viết và không chịu đi chữa bệnh (sợ ảnh hưởng đến thời gian chơi game hoặc vào mạng xã hội). Khi có các cảm giác và tình huống khó chịu, họ lại chơi game để che giấu các cảm giác và tình huống khó chịu này. Người nghiện game dùng thế giới ảo để chạy trốn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thực.

- Nói dối về thời gian chơi game (hoặc vào mạng xã hội).

- Sử dụng sai về tiền bạc. Họ luôn tìm cách nâng cấp phần mềm, phần cứng, đường truyền để thỏa mãn ham muốn chơi game của mình. Họ có thể tiêu nhiều tiền để chơi game ở các điểm chơi game công cộng.

- Cảm xúc không ổn định. Cũng như nghiện ma túy, người nghiện game online (hoặc mạng xã hội) có trạng thái phấn khích khi chơi game. Nhưng trạng thái này nhanh chóng chuyển thành thất vọng. Trạng thái thất vọng này có thể chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại bền vững cả ngày.

2. Nhóm triệu chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm


Đây là triệu chứng mà gần như tất cả người nghiện mạng xã hội đều có. Họ có nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã, các nếp nhăn giãn ra. Tình trạng khí sắc giảm bền vững trong cả ngày.

Những người nghiện là trẻ vị thành niên. Họ rất dễ nổi cáu vô cớ trong vài phút đến vài chục phút, sau đó lại trở về như bình thường.

- Mất hứng thú và sở thích. Các sở thích trước đây như âm nhạc, thể thao, hội họa, phim, ảnh, mua sắm, đi dã ngoại…. dần biến mất. Đối với trẻ thì hầu như không còn quan tâm gì đến bài vở, thậm chí trốn học để đi chơi game hoặc vào mạng xã hội.

- Mất ngủ. Nghiện mạng xã hội thường ngủ rất ít, thức quá khuya thậm chí chơi thâu đêm.

- Ăn uống thất thường, bỏ ăn. Họ ăn chiếu lệ, không có cảm giác ngon miệng, thế nên những người nghiện đều gầy và sút cân rõ rệt.

Mất hứng thú và sở thích có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần.

Mất hứng thú và sở thích có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần.

- Rối loạn tâm thần vận động. Các hoạt động đều hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi ra ngoài đời thực. Họ suy nghĩ một cách khó khăn, chậm chạp, tăng khoảng nghĩ trước khi trả lời. Nhưng khi không được chơi game hoặc vào mạng xã hội, họ đi lại liên tục và có thể trở thành kích động.

- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định. Thái độ lúng túng hiện rõ trên nét mặt và hành vi. Do khó tập trung suy nghĩ và chú ý, kết quả học tập và làm việc của họ rất sút kém.

- Ý nghĩ muốn chết và hành vi tự sát.

Rối loạn tâm thần do nghiện mạng xã hội tuy không phải bệnh nan y những rất khó có thể điều chỉnh một sớm một chiều được. Hơn nữa bệnh này cần sự kết hợp của rất nhiều phía: bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và xã hội.

PGS.TS. Bùi Quang Huy
Bệnh viện 103