PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT DO NẮNG NÓNG

Đăng lúc: 10:00:00 20/06/2022 (GMT+7)

Sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng (Heat troke) có thể xảy ra trong vòng vài phút và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.


1. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là quá trình tăng thân nhiệt do cơ thể phải hứng chịu nắng nóng kéo dài.

Đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là:

- Người già, trẻ em, phụ nữ: là những người có khả năng chịu đựng kém

- Người mắc bệnh lỹ mạn tính như: tim mạch, gan, ung thư, …

- Những người lao động làm việc ngoài trời như công nhân xây dựng, xe ôm, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội, nhân viên giao hàng, …

Bệnh nhân sốc nhiệt đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ dưới trời nắng nóng, không nghỉ ngơi và không bổ sung nước, điện giải đầy đủ.


sốc nhiệt 3.jpg

 

Cảnh báo sốc nhiệt do nắng nóng

 

 

2. Biểu hiện và cách xử lý sốc nhiệt

Người mắc sốc nhiệt hay say nắng thường có các triệu chứng:

+ Đau nửa đầu

+ Khó thở, buồn nôn

+ Nóng bừng mặt

+ Sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu

+ Hoa mắt chóng mặt

+ Mê sảng, thở nhanh

+ Rối loạn tim mạch

Nắng nóng còn có thể dẫn đến tình trạng mất nước do tiết nhiều mồ hôi, làm giảm số lượng tuần hoàn máu dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời


sốc nhiệt 2.jpg
Biểu hiện đau đầu khi sốc nhiệt
 

Cách xử lý bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiệt:

+ Chuyển bệnh nhân vào nơi râm mát

+ Đặt bệnh nhân nằm xuống, nới lỏng quần áo

+ Phun, vẩy nước mát lên đầu lên người

+ Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá ở các vị trí có mạch lớn như: nách, cổ, bẹn

+ Cho nạn nhân uống nước có pha muối

+ Nếu bệnh nhân hôn mê, nôn, sốt cao liên tục, đau ngực khó thở thì nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất


sốc nhiệt 5.png
Sơ cứu khi bị sốc nhiệt

 

3. Phòng tránh sốc nhiệt

Khi phải ra ngoài dưới thời tiết nắng nóng, thân nhiệt sẽ tăng lên. Khi đó, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là uống nước đầy đủ và tránh nhiệt độ quá cao.


sốc nhiệt mùa hè. 20.6.jpg
Phòng tránh sốc nhiệt mùa hè

 

3.1. Duy trì độ ẩm cơ thể

Mùa hè, cơ thể thường xuyên mất nước. Do đó, chúng ta cần cung cấp đủ lượng nước trong cơ thể.  Để sẵn một ít muối, đường bên cạnh để bổ sung ngay cho cơ thể khi cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

3.2. Che chắn khi ra ngoài trời

Nếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, hãy bảo vệ làn da của bạn bằng áo chống nắng, ô, kính, khăn, đội mũ, ….

3.3. Tránh uống rượu và cafein

Rượu và cafein đều làm cơ thể mất nước khiến cơ thể mất sức do nhiệt.

3.4. Bôi kem chống nắng

Ánh nắng có thể làm cháy nắng, hình thành tăng sắc tố. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia nắng mặt trời. Lưu ý cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp. 

3.5. Đeo kính râm

Ánh nắng gay gắt, lại chứa tia UV trong suốt mùa hè có thể tổn thương mắt. Gây ra nhiều các bệnh về mắt như: Viêm giác mạc, khô mắt, … Vì vậy, hãy sử dụng kính râm để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

3.6. Ăn nhẹ

Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh các loại đồ ăn vặt,  chứa nhiều dầu mỡ và thay bằng các thực phẩm như: salad, hoa quả,… dễ tiêu hóa, cung cấp đủ năng lượng, có tính mát.

3.7. Tăng cường nâng cao sức khỏe

Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức bền, dẻo dai, tăng khả năng thích nghi với thời tiết.