Máy đo SpO2 rất dễ dùng nhưng chi tiết nhỏ sau có thể khiến chỉ số sai lệch, nhầm tưởng biểu hiện suy hô hấp
Hà Nội hiện có hơn 15.000 F0 điều trị tại nhà. SpO2 là thiết bị không thể thiếu với những trường hợp này.
Hà Nội hiện có hơn 15.000 F0 điều trị tại nhà (chiếm hơn 70% tổng số ca COVID-19 đang điều trị), đây là những trường hợp nhẹ, không triệu chứng.
Một trong những thiết bị y tế cần có trong gia đình có F0 điều trị tại nhà là máy đo SpO2. Đây là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị nhỏ gọn này hỗ trợ theo dõi và kiểm tra các chỉ số sức khỏe, giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máu ngay cả khi cơ thể đang bình thường.
Việc sử dụng thiết bị đo SpO2 khá đơn giản nhưng cũng cần lưu ý vì có thể xảy ra sai số trong quá trình thực hiện.
BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho hay bình thường SpO2 trên 96%, nếu chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 96% là một trong những dấu hiệu suy hô hấp, cần liên hệ y tế ngay.
Các thầy thuốc khuyên người dân trước khi dùng thiết bị đo SpO2 nên xoa ấm bàn tay, cần để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Khi đo cố gắng không cử động trong vòng 1 phút để kết quả được chính xác hơn.
Đối với chị em phụ nữ, BS Hải Ninh khuyên không nên sơn móng tay vì khi sơn, tín hiệu nhận biết trên đầu cặp SpO2 không chính xác nữa, nên có thể chỉ số này bị hạ dù thực tế bệnh nhân không thiếu oxy.
Ngoài sơn móng tay, một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2 như người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp, người bệnh cử động nhiều hay đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp.

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội
Các bước thực hiện đo bằng thiết bị SpO2
Bước 1: Kiểm tra pin.
Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy.
Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy; không cử động tay khi đo.
Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay vài giây máy sẽ tự tắt.
Bước 5: SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm. Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 96-100%
Bước 6: Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR.
- BÉ HAY BỊ TIÊU CHẢY NGÀY HÈ, CHA MẸ CHĂM SÓC THẾ NÀO ĐỂ NHANH KHỎI?
- Rối loạn lo âu là gì, biểu hiện mức nào thì cần đi khám?
- NỘI SOI TIÊU HÓA – PHƯƠNG PHÁP “VÀNG” TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIÊU HÓA
- NHỮNG LƯU Ý PHỤ HUYNH CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ TIÊM VACCINE COVID-19
- LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7: NHẬN BIẾT, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
- PHÂN BIỆT SỐT THƯỜNG, SỐT VIRUS VÀ SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TRONG MÙA HÈ
- CƠN ĐAU QUẶN THẬN LÀ GÌ? XỬ LÝ CẤP CỨU CƠN ĐAU QUẶN THẬN
- Hóc dị vật ở trẻ em. Cha mẹ cần lưu ý
- Đau nửa đầu là tình trạng gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị