CĂNG THẲNG (STRESS) VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH

Đăng lúc: 10:09:32 29/03/2021 (GMT+7)

Cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay kéo theo nhiều vấn đề khiến chúng ta lo lắng, phải đối mặt với chúng hàng ngày. Đến một lúc sẽ căng thẳng, không thể kiểm soát, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch....

cang-thang-va-benh-tim-mach(1).jpg
 

CĂNG THẲNG (STRESS) VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH

 

Cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay kéo theo nhiều vấn đề khiến chúng ta lo lắng, phải đối mặt với chúng hàng ngày. Đến một lúc sẽ căng thẳng, không thể kiểm soát, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch....

Cuộc sống hiện đại hối hả ngày nay kéo theo nhiều vấn đề khiến chúng ta lo lắng, phải đối mặt với chúng hàng ngày.  Đến một lúc sẽ căng thẳng, không thể kiểm soát, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch.

Chúng ta thường có nhiều cách phản ứng khác nhau mỗi khi gặp căng thẳng. Mỗi một cách phản ứng thể hiện vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy bạn phải làm gì, phản ứng ra sao mỗi khi gặp căng thẳng để luôn đảm bảo sức khỏe?

“Khi căng thẳng quá mức, có thể góp phần dẫn đến nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp.” - Bác sĩ Ernesto L. Schiffrin, Tiến sĩ, bác sĩ trưởng Bệnh viện Đa khoa Sir Mortimer B. Davis, giáo sư và phó chủ tịch nghiên cứu về Khoa Y tại Đại học McGill ở Montreal cho biết.

 

Căng thẳng và tim mạch


Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ căng thẳng ảnh hưởng thế nào đến bệnh lý tim mạch. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hành vi và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim: bệnh tăng huyết áp và cholesterol, hút thuốc lá, lười hoạt động thể chất và ăn quá nhiều. Một số người mỗi khi gặp căng thẳng sẽ uống nhiều bia rượu hay hút thuốc lá cốt để 'quên' đi tình hình căng thẳng mãn tính của họ, dần thành thói quen, làm tăng huyết áp và có thể gây xơ vữa thành động mạch.

​ 

Lúc này, mỗi khi cơ thể căng thẳng sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức đầu, bứt rứt hoặc đau dạ dày. Căng thẳng cũng có thể làm hao mòn năng lượng, rối loạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy cáu kỉnh, dễ quên và mất kiểm soát.

 

Đó là chuỗi phản ứng của cơ thể khi gặp phải căng thẳng. Cơ thể giải phóng adrenaline, một loại hoóc-môn khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên.

 

Kiểm soát căng thẳng, ngăn ngừa bệnh tim


Kiểm soát căng thẳng là một điều rất tốt cho sức khỏe, và các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu xem ý tưởng này có hiệu quả đối với bệnh tim hay không. Một vài nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của liệu pháp giảm căng thẳng trong việc giảm tác động của tình trạng này đối với bệnh lý tim mạch. Việc sử dụng phương pháp điều trị tâm lý xã hội - liên quan đến cả hai khía cạnh tâm lý và xã hội - đang hứa hẹn trong việc phòng ngừa các cơn đau thắt ngực tái phát. Sau khi bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, nếu cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc bị áp lực bởi căng thẳng, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm lý khác.

bc40111f0e96e8c8b187.jpg

Khi bị căng thẳng, bạn có:

 

  1. Ăn để bình tĩnh?
  2. Nói và ăn rất nhanh?
  3. Uống rượu hoặc hút thuốc?
  4. Làm việc thật nhiều? 
  5. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều?
  6. Cố gắng làm quá nhiều thứ cùng một lúc?


Nếu có những hành vi trên, nghĩa là cơ thể bạn đang đối phó với căng thẳng một cách bị động, lâu dần thành thói quen không tốt cho cơ thể.

Làm gì khi gặp căng thẳng?


“Tập thể dục, duy trì một thái độ sống tích cực, không hút thuốc, không uống quá nhiều cà phê, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý… là những cách tốt để đối phó với căng thẳng.” - Schiffrin, chủ tịch nghiên cứu về tăng huyết áp và nghiên cứu mạch máu tại Lady, viện Nghiên cứu Y khoa Davis đưa ra lời khuyên.

 

Một số người dùng thuốc an thần để lấy lại bình tĩnh tức thì khi gặp căng thẳng, nhưng đó chỉ là giải pháp ngắn hạn. Hãy học cách kiểm soát căng thẳng thông qua các biện pháp thư giãn. Không nên nhầm lẫn giữa căng thẳng với trầm cảm. Nếu bị trầm cảm, bạn cần được bác sĩ tư vấn để lên kế hoạch điều trị và cân nhắc xem bạn có cần dùng thuốc hay không.

 

Nếu thường xuyên gặp căng thẳng, hãy tham gia các lớp kiểm soát căng thẳng, các chương trình phục hồi chức năng trong các bệnh viện hoặc tư vấn bởi một chuyên gia sức khỏe tâm lý.