THÔNG TUYẾN BẢO HIỂM Y TẾ TUYẾN TỈNH HIỂU SAO CHO ĐÚNG ?

Đăng lúc: 07:42:47 05/01/2021 (GMT+7)

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT được phân thành 4 tuyến: Xã - Huyện - Tỉnh - Trung ương.

1. Mức hưởng của thẻ BHYT nhìn vào đâu để biết ?
Trên thẻ BHYT có 1 hàng chữ và số, đó là mã thẻ. Chữ số đầu tiên của mã thẻ cho biết mức hưởng:
- số 1,2,5: hưởng 100%
- số 3: hưởng 95%, tiền túi 5%
- số 4: hưởng 80%, tiền túi 20%

2. 100% là phần trăm của cái gì ?
Là phần trăm trong số tiền bảo hiểm chi trả, không phải tổng chi phí điều trị.
Bà A bị bệnh, nằm viện, tổng chi phí hết 150.000đ, trong đó, 100.000đ được BHYT chi trả, 50.000đ là chi phí dùng thuốc, dịch vụ không có trong bảo hiểm.
Vậy bà A khi ra viện sẽ thanh toán như sau:
- thẻ 100%: 0đ + 50.000đ = 50.000đ
- thẻ 95%: 5.000đ + 50.000đ = 55.000đ
- thẻ 80%: 20.000đ + 50.000đ = 70.000đ
- không có thẻ: 100.000đ + 50.000đ = 150.000đ

3. Thông tuyến tỉnh BHYT Không áp dụng với bệnh viện trung ương
Bà A có thẻ 100%, tự lên BV tuyến trung ương khám và nằm viện mấy ngày hết 100.000đ tiền trong bảo hiểm, và 10.000đ tiền ngoài bảo hiểm thì bà A chỉ được hưởng 40.000, 60.000 còn lại và chi phí ngoài bảo hiểm là 10.000đ bà A bỏ tiền túi.

4. Chỉ áp dụng khi vào viện điều trị nội trú từ 01/01/2021:
Bà A có thẻ BHYT, mức hưởng 100%, đi khám và vào nằm viện hết 100.000đ trong bảo hiểm và 5.000đ ngoài bảo hiểm.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: hưởng cả 100.000đ.
-tự vượt tuyến lên trung ương khám và nằm viện: hưởng 40.000, tiền túi 60.000đ.
-tự vượt tuyến lên trung ương khám nhưng không nằm viện: tự trả cả 100.000đ.
- có giấy chuyển của tỉnh lên trung ương khám thì được hưởng đúng tuyến
Với 5.000 ngoài bảo hiểm thì ở tuyến nào bệnh nhân cũng tự trả.
5. Không áp dụng thông tuyến với trường hợp khám ngoại trú không vào viện điều trị.
Tức là bà A tự vượt tuyến đến BV tuyến tỉnh khám, không vào viện, chỉ lấy thuốc về, hết 100.000 thì phải bỏ tiền túi 100.000.
Nếu muốn được hưởng BHYT khi khám ngoại trú thì cần có giấy chuyển.