VIÊM LOÉT DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đăng lúc: 10:08:49 25/08/2022 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, chiếm đến 26% dân số tại Việt Nam. Bệnh cũng có tỷ lệ tái phát cao hàng đầu, vì vậy bạn luôn phải hiểu rõ được các triệu chứng, nguyên nhân để xử lý tận gốc.

Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương dạ dày khiến lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng bị bào mòn, lộ lớp mô bên dưới. Ngoài ra những tổn thương này còn có thể xuất hiện ở vị trí đầu ruột non hay còn gọi là tá tràng.

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày xuất hiện rất nhiều triệu chứng từ nặng đến nhẹ. Đôi khi có những biểu hiện dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường và bỏ qua. Cụ thể, một số triệu chứng phổ biến như:

Đau vùng thượng vị

Đau thượng vị là dấu hiệu phổ biến đối với người bệnh viêm loét dạ dày. Những cơn đau này thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc sau ăn khoảng 2 - 3 tiếng, đau vào lúc nửa đêm về sáng, gây mất ngủ, giấc ngủ chập chờn. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn.

1-11.jpg

 Đau thượng vị là tình trạng thường thấy của người viêm loét dạ dày


Nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua

Biểu hiện nóng rát thượng vị thường xuất hiện vào thời kỳ đầu của bệnh, kèm theo đó là những cơn ợ hơi, ợ chua sau khi ăn.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn

Viêm loét dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu hóa kém. Điều này khiến cho người bệnh xuất hiện những cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu hay thậm chí là buồn nôn, nôn.

Rối loạn tiêu hóa

Biểu hiện này khiến một số người bệnh chủ quan chỉ sử dụng các sản phẩm kích thích tiêu hóa thông thường, giảm triệu chứng tức thời không giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân khiến tình trạng này tái đi tái lại.

Mệt mỏi, sụt giảm cân bất thường

Người bệnh dạ dày do tiêu hóa không ổn định gây mệt mỏi, chán ăn từ đó xuất hiện tình trạng sụt giảm cân nặng không kiểm soát.

Các triệu chứng được liệt kê có thể dễ dàng nhìn thấy ngay được, tuy nhiên để có độ chính xác cao khi chẩn đoán bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Việc này sẽ giúp bạn biết chính xác vị trí, mức độ tổn thương cũng như xét nghiệm sự tồn tại của vi khuẩn HP để đưa ra liệu trình điều trị và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp.

Nguyên nhân gây vi khuẩn Hp

Do vi khuẩn Hp

Theo thống kê có đến 70% người bệnh dạ dày nhiễm khuẩn Hp. Hoạt động của loại vi khuẩn này chủ yếu diễn ra ở vị trí niêm mạc, tuy nhiên khi ở thể ngủ chúng không gây hại gì cho dạ dày, chỉ khi gặp môi trường thuận lợi (vết viêm, loét) mới tiết ra độc tố. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý khuẩn Hp có thể dễ dàng lây chéo qua đường ăn uống hàng ngày.

Nhiem-HP-1_bvxuyena.com_.vn_-992x480.jpg

Vi khuẩn Hp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Căng thẳng, stress kéo dài

Yếu tố thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân kích thích gây ra hiện tượng viêm loét dạ dày. Cụ thể, áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ khiến hệ thống thần kinh trung ương ngắt lưu lượng máu đến dạ dày, việc tiêu hóa có thể bị ngưng trệ, từ đó gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt tiêu hóa, giảm tiết các dịch cần thiết dẫn đến những tổn thương dạ dày.

Sinh hoạt thiếu điều độ, ăn uống không khoa học

Ăn uống không đúng bữa, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn, thức ăn không hợp vệ sinh hay thường xuyên thức khuya là điều kiện thuận lợi khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày xuất hiện.

Ngoài ra thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm không theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng là lý do khiến niêm mạc dạ dày gặp tổn thương.

Một số phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả người bệnh trước hết phải đến tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả, mỗi người bệnh sẽ có một phác đồ phù hợp.

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày là:

● Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày.

● Thuốc giảm tiết acid.

● Thuốc ức chế bơm proton.

● Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét.

● Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp